I/ Mô tả giải pháp đã biết:
Như chúng ta đã biết, môi trường giáo dục trong trường mầm non là hết sức cần thiết để thỏa mãn nhu cầu học tập, vui chơi của trẻ qua đó nhân cách trẻ được hình thành và phát triển toàn diện. Chính vì vậy, khi xây dựng môi trường cần phải hướng vào trẻ để trẻ chủ động, tích cực tham gia các hoạt động vui chơi, khám phá, trải nghiệm theo phương châm “Học mà chơi, chơi mà học”.
Hiện nay trên thế giới có một số mô hình, cách tiếp cận trong giáo dục được các nhà chuyên gia giáo dục đánh giá cao. Điển hình như các mô hình
đã có từ lâu nhưng hiện vẫn có giá trị là Montessori (Italy) hay các mô hình mới được xây dựng gồm Reggio Emilia (Italy), High Scope (Mỹ)… Các nhà giáo dục đều phải thừa nhận một điều rằng cách tiếp cận tốt nhất để giáo dục trẻ 0 - 6 tuổi đó là lấy trẻ làm trung tâm và ứng dụng các phương pháp dạy học tích cực để thúc đẩy sự phát triển, tính chủ động, khả năng tư duy phản biện và giải quyết vấn đề cho trẻ.
Mỗi con người đều có sự khác biệt về mọi mặt: hoàn cảnh, điều kiện sống, thể chất, sở thích, năng khiếu, trình độ….Trẻ em cũng vậy. Mỗi đứa trẻ là một cá thể riêng biệt, chúng khác nhau về thể chất, tình cảm, xã hội, trí tuệ, hoàn cảnh gia đình, văn hóa và tâm lý. Do đó, mỗi trẻ em có hứng thú, cách học và tốc độ học tập khác nhau và chúng đều có thể thành công. Song song với việc lập kế hoạch giáo dục lấy trẻ làm trung tâm, mỗi nhà trường cũng cần phải xây dựng môi trường hoạt động cho trẻ được trải nghiệm. Môi trường giáo dục trong trường mầm non là tổ hợp những điều kiện tự nhiên – xã hội cần thiết, trực tiếp ảnh hưởng đến hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ ở trường mầm non. Hiệu quả của những hoạt động này nhằm góp phần thực hiện tốt mục tiêu, nhiệm vụ chăm sóc giáo dục trẻ.
Vấn đề mà chúng tôi đưa ra đã có rất nhiều cá nhân đề cập đến, và đã có một số giải pháp nghiên cứu về vấn đề này như sau :
- Một số biện pháp xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm cho trẻ 5-6 tuổi – Trịnh Thị Ngọc Hân, trường mầm non Họa Mi – Quảng Điền năm học 2017 – 2018.
- Một số biện pháp xây dựng môi trường lấy trẻ làm trung tâm – Nguyễn Thị Nguyêt, trường mầm non Nhân Huệ, TP Hồ Chí Minh năm học 2014 – 2015.
Những giải pháp trên của những cô giáo đã từng bước góp phần xây dựng môi trường giáo dục an toàn thân thiện cho trẻ, tuy nhiên vẫn chưa đem lại được kết quả như mong muốn, cụ thể như sau:
1. Ưu điểm:
Cả hai bài viết trên đều đưa ra được một số giải pháp tương đối phù hợp với với việc xây dựng môi trường hoạt động cho trẻ trong trường mầm non. Trẻ tích cực tham gia các hoạt động cùng cô và các bạn. Giải pháp đã thực hiện phù hợp với tất cả các giáo viên trong các trường mầm non.
2. Hạn chế:
Cả hai bài viết trên nêu được các biện pháp hiệu quả, sáng tạo để xây dựng môi trường hoạt động cho trẻ ở các độ tuổi lớn từ 3-6 tuổi mà chưa quan tâm đến đến trẻ độ tuổi 24-36 tháng tuổi, chưa đề cập đến việc phối hợp với phụ huynh học sinh để cùng đồng hành với giáo viên trong việc xây dựng môi trường hoạt động cho trẻ.
Với quan điểm “mỗi đứa trẻ là một cá thể riêng biệt” và “mỗi đứa trẻ đều có cơ hội được học bằng nhiều cách khác nhau” và từ những tồn tại, hạn chế trên, chúng tôi đã suy nghĩ làm thế nào để xây dựng môi trường giáo dục phù hợp nhất với trẻ 24-36 tháng tuổi, giúp trẻ độ tuổi này phát triển một cách toàn diện nhất. Xuất phát từ những lý do đó, chúng tôi đã lựa chọn đề tài “ Một số biện pháp xây dựng môi trường hoạt động cho trẻ 24-36 tháng tuổi trong trường mầm non”.
II. Nội dung giải pháp đề nghị công nhận sáng kiến.
1. Nội dung giải pháp :
Trẻ nhà trẻ 24 -36 tháng tuổi phát triển nhanh về mặt thể chất tuy nhiên tâm sinh lý khá phức tạp, khả năng nhận thức còn có nhiều hạn chế, trẻ dễ nhớ dễ quên và hay hành động theo ý muốn. Vì vậy xây dựng môi trường giáo dục phù hợp bước đầu giúp trẻ có hứng thú trong các hoạt động, có thêm các kỹ năng,biết hợp tác chơi với các bạn, kỹ năng thích nghi với môi trường,...
Chúng tôi đã nghiên cứu và mạnh dạn áp dụng một số biện pháp xây dựng môi trường hoạt động cho trẻ 24-36 tháng tuổi như sau:
Giải pháp 1: Lập kế hoạch xây dựng môi trường hoạt động phù hợp độ tuổi
Ngay từ đầu năm học, cùng với việc xây dựng kế hoạch giáo dục, dựa vào đánh giá trẻ hàng năm và những kinh nghiệm trong quá trình chăm sóc giáo dục trẻ 24-36 tháng tuổi, chúng tôi xác định được nhu cầu, hứng thú, khả năng của trẻ 24-36 tháng qua đó lập ra kế hoạch xây dựng môi trường hoạt động trong - ngoài lớp học một cách cụ thể, chi tiết.
- Xác định mục tiêu của các góc hoạt động trong và ngoài lớp.
- Lựa chọn những nội dung chơi phù hợp với độ tuổi của trẻ, nội dung phong phú, đa dạng.
- Thiết kế các hoạt động, các trò chơi trong góc sáng tạo phù hợp với nội dung đã chọn và khả năng của trẻ.
- Bổ sung đồ dùng đồ chơi sau mỗi chủ đề cho phù hợp với chủ đề đang thực hiện.
Ví dụ: Chủ đề Phương tiện giao thông.
Mục tiêu
|
Nội dung chơi
|
Chuẩn bị
|
- Trẻ biết luồn dây tìm đường đi cho xe về bến theo màu.
- Trẻ chọn đúng nắp chai hình PTGT theo mẫu .
|
- Xe về đúng bến.
- Xoáy nút chai.
|
- Bảng chơi có xe màu xanh - đỏ - vàng, mỗi xe có gắn 1 sợi dây; mô hình bến xe xanh - đỏ - vàng; khuy màu xanh – đỏ - vàng gắn trên bảng
- Bảng chơi, nút chai gắn hình PTGT
![Nhấn vào ảnh để phóng to Line Callout 3: 2](file:///C:/Users/Admin/AppData/Local/Temp/msohtmlclip1/01/clip_image002.gif)
![Nhấn vào ảnh để phóng to](file:///C:/Users/Admin/AppData/Local/Temp/msohtmlclip1/01/clip_image004.gif)
1: Băng giấy có thể di chuyển được
2: Hình ảnh các PTGT gắn trên băng giấy
3: Cổ chai (phần có ren)
4: Nút chai có gắn hình PTGT tương ứng với hình ảnh PTGT trên băng giấy.
|
Giải pháp 2: Xây dựng môi trường lớp học theo quan điểm lấy trẻ làm trung tâm.
* Xây dựng môi trường thân thiện, đảm bảo an toàn tuyệt đối cho trẻ.
Đây là một trong những nhiệm vụ quan trọng của giáo dục mầm non
mà Bộ Giáo dục và Đào tạo yêu cầu các cơ sở giáo dục mầm non cần phải thực hiện Muốn trẻ tích cực hoạt động, sáng tạo theo cách riêng của trẻ thì không phải cô giáo cứ bày nhiều đồ dùng, đồ chơi ra để trẻ tự do hoạt động mà điềuquan trọng hàng đầu là trẻ phải được ở trong một môi trường tuyệt đối an toàn để trẻ cảm thấy yên tâm, tích cự khám phá và cô giáo phải là người gần gũi,hướng dẫn trẻ. Vì vậy chúng tôi đã đề ra kế hoạch xây dựng môi trường giáo dục thân thiện, đảm bảo an toàn tuyệt đối về thể chất và tinh thần cho trẻ.
- Đối với môi trường giáo dục trong lớp học:
+ Thường xuyên kiểm tra điều kiện cơ sở vật chất, trang thiết bị, đồ dùng,
đồ chơi, kịp thời phát hiện, khắc phục những yếu tố gây nguy cơ mất an
toàn cho trẻ khi tham gia các hoạt động tại trường, lớp mầm non.
+ Thực hiện nghiêm túc phòng tránh tai nạn thương tích cho trẻ.
+ Kiểm tra nhóm lớp xem sắp xếp bố trí đồ dùng, đồ chơi, giá kệ đã đảm bảo độ an toàn cho trẻ hay chưa.
VD: Giá kệ phải có độ vững chắc, đồ dùng là hột hạt, kéo thủ công phải
được cất trong hộp, lọ có lắp và có tên dán ở vỏ hộp.
+ Phòng vệ sinh phải có giá để các chất tẩy rửa cao hơn so với tầm với của trẻ, nền nhà vệ sinh phải luôn khô ráo chống trơn trượt.
![Nhấn vào ảnh để phóng to](file:///C:/Users/Admin/AppData/Local/Temp/msohtmlclip1/01/clip_image006.jpg?w=1130)
Môi trường bên trong lớp học của các bé nhà trẻ 24-36 tháng
- Đối với môi trường bên ngoài lớp học:
Môi trường ngoài lớp học là yếu tố góp phần tích cực trong các hoạt động
nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục toàn diện trẻ. Việc xây dựng môi trường
giáo dục ngoài lớp học an toàn, đẹp, hấp dẫn trẻ tạo nhiều cơ hội hơn cho trẻ phát triển các kĩ năng vận động thô, sử dụng các giác quan, hòa mình vào với thiên nhiên.
Góc thiên nhiên và góc vận động bên ngoài lớp học
![Nhấn vào ảnh để phóng to](file:///C:/Users/Admin/AppData/Local/Temp/msohtmlclip1/01/clip_image014.jpg?w=1130)
![Nhấn vào ảnh để phóng to](file:///C:/Users/Admin/AppData/Local/Temp/msohtmlclip1/01/clip_image018.jpg?w=1130)
Hòa mình với thiên nhiên, vui vẻ cùng các bạn, hãy cười thật tươi cùng bé
* Xây dựng môi trường lớp học lấy trẻ làm trung tâm.
Như chúng ta đã biết trẻ là chủ thể tích cực, giáo viên là người tạo cơ hội, hướng dẫn, gợi mở các hoạt động tìm tòi khám phá của trẻ. Trẻ chủ động tham gia các hoạt động đó để phát triển khả năng, năng lực của mình. Vì vậy, không chỉ cho trẻ hoạt động tích cực trong giờ học mà còn phải cho trẻ hoạt động tích cực ở giờ chơi và mọi lúc mọi nơi. Cho nên việc tạo môi trường học tập xung quanh lớp cho trẻ là rất cần thiết, nhằm tạo điều kiện cho trẻ hoạt động cá nhân nhiều hơn, được tự do khám phá theo ý thích, theo khả năng của mình giúp trẻ phát hiện nhiều điều mới lạ, hấp dẫn trong cuộc sống, các kiến thức kỹ năng của trẻ được củng cố và bổ sung.
Dựa vào kế hoạch đã lập chúng tôi sẽ tiến hành chuẩn bị mọi điều kiện về lớp học, về các hình ảnh trang trí xung quanh lớp, về đồ dùng đồ chơi, các nguyên vật liệu ở các góc theo từng chủ đề để trẻ được khám phá lần lượt từng chủ đề một cách có hiệu quả.
Ví dụ: Trước khi thực hiện chủ đề "Quả ngon của bé", dựa vào kế hoạch mục tiêu, kế hoạch nội dung của chủ đề, dựa vào khả năng của trẻ mà giáo viên lên kế hoạch tạo môi trường hoạt động cho chủ đề theo từng chủ đề nhỏ
- Các hình ảnh trong các góc sẽ sử dung bằng chính sản phẩm của trẻ làm ra và ảnh sưu tầm của cô về các loại quả gần gũi, quen thuộc.
- Chuẩn bị đồ dùng, đồ chơi, các nguyên vật liệu phù hợp với chủ đề cho trẻ hoạt động, tạo ra sản phẩm cho riêng mình.
- Vệ sinh lớp học sạch sẽ, gọn gàng, rửa sạch đồ chơi để đảm bảo an toàn cho trẻ khi tiếp xúc trực tiếp với các đồ dùng đó.
![Nhấn vào ảnh để phóng to](file:///C:/Users/Admin/AppData/Local/Temp/msohtmlclip1/01/clip_image020.jpg?w=1130)
![Nhấn vào ảnh để phóng to](file:///C:/Users/Admin/AppData/Local/Temp/msohtmlclip1/01/clip_image024.jpg?w=1130)
Những trò chơi lý thú các cô chuẩn bị cho chúng tớ này
Tiếp theo, giáo viên cần tạo môi trường lớp học tạo sự thân thiết đối với trẻ. Và để làm được điều đó chúng tôi đã tận dụng ngay các sản phẩm của trẻ để tạo môi trường chủ đề vào các góc chơi trong lớp học.
Ví dụ: Ở chủ đề "Gia đình" trẻ đươc tô màu, xé dán các đồ dùng trong gia đình thông qua các hoạt động chủ đích và hoạt động ở các góc chơi. Do đó, sản phẩm của trẻ tạo ra rất phong phú, chúng tôi đã tận dụng các sản phẩm này tạo môi trường xung quanh lớp làm nổi bật chủ đề đang thực hiện.
Bên cạnh đó, để giúp trẻ tự mình khám phá, tìm hiểu, tự hoạt động với các hình ảnh trên mảng tường thì chúng tôi đã thiết kế theo dạng mở, tức là hình ảnh thiết kế làm sao trẻ phải hoạt động được, không dán cố định trên tường, đồ dùng đồ chơi có thể sử dụng được ở nhiều chủ đề khác nhau.
Ví dụ: Chúng tôi làm những hộp đồ chơi với nhiều mặt, những bức tranh tường vừa có tác dụng trang trí vừa là bảng chơi để trẻ có thể hoạt động.
Việc bố trí, sắp xếp các góc chơi trong lớp cũng rất cần thiết. Chúng tôi lựa chọn sắp xếp các góc hoạt động chính được duy trì thường xuyên trước, các góc còn lại được sắp xếp linh hoạt theo không gian phòng nhưng đều phải được đảm bảo sắp xếp hợp lý, phù hợp với nhu cầu hoạt động của trẻ, hình thức hoạt động phong phú, đa dạng. Vì vậy, khi bố trí góc chơi chúng tôi đã để góc yên tĩnh, xa góc ồn ào. Góc đồ chơi phải phục vụ thật sự cho việc học hỏi của trẻ chứ không phải để tạo môi trường. Trẻ phải được học theo hứng thú cá nhân và tổ chức hoạt động vui chơi, tự lựa chon đồ chơi yêu thích cho mình, trẻ có thể tự hoạt động mà không cần có sự hướng dẫn của cô giáo. Vì vậy, các đồ dùng đồ chơi trong các góc phải phong phú và được sắp vừa tầm đối với trẻ để trẻ tự lấy, tự cất, tự hoạt động.
![Nhấn vào ảnh để phóng to](file:///C:/Users/Admin/AppData/Local/Temp/msohtmlclip1/01/clip_image025.jpg?w=1130)
Góc chơi được bố trí hợp lý phù hợp với không gian lớp học và trẻ
Chúng mình cùng chơi nào
*Giải pháp 3: Tuyên truyền và phối hợp cùng phụ huynh trong công tác xâydựng môi trườnghoạt động cho trẻ.
Để xây dựng được một môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm thì công tác
tuyên truyền và phối hợp với cha mẹ trẻ cũng đóng vai trò quan trọng. Như chúng ta
đã biết chăm sóc giáo dục trẻ là một trong những nhiệm vụ quan trọng không chỉ
riêng của bậc học mầm non. Cho đến nay có rất nhiều hình thức và phương pháp
chăm sóc trẻ khác nhau, nhưng dù có thực hiện phương pháp chăm sóc giáo dục trẻ
theo hướng nào nếu như chỉ có nhà trường và giáo viên nỗ lực cố gắng mà không có
sự phối kết hợp với gia đình và các bậc phụ huynh về cách chăm sóc giáo dục trẻ thì
hiệu quả giáo dục sẽ không cao. Vậy chúng ta phải phối hợp như thế nào, bởi vì công tác tuyên truyền thì hầu như giáo viên nào cũng đã thực hiện, nhưng tuyên truyền như thế nào để đạt được hiệu quả, khoa học và điều quan trọng là để trẻ ngày càng có nhiều nhận thức tiến bộ và đúng đắn về tinh thần, nhận thức, tình cảm, ngôn ngữ, giao tiếp ứng xử mới là điều quan trọng và chúng ta cần phải quan tâm.
Để cho việc phối hợp với phụ huynh đạt được kết quả cao hơn chúng tôi đã thực hiện việc tuyên truyền, trao đổi với phụ huynh bằng nhiều hình thức khác nhau:
- Xây dựng góc tuyên truyền với các nội dung phong phú, phù hợp thu hút bằng những hình ảnh rõ nét, thẩm mỹ.
- Trao đổi với phụ huynh qua các phương tiện truyền thông: chụp ảnh, quay video các hoạt động của trẻ tại lớp gửi đến phụ huynh qua nhóm lớp trên zalo.
- Trao đổi trực tiếp với phụ huynh qua cuộc họp phụ huynh đầu năm, cuối năm học hoặc trao đổi trực tiếp trên lớp vào giờ đón trả trẻ.
![Nhấn vào ảnh để phóng to](file:///C:/Users/Admin/AppData/Local/Temp/msohtmlclip1/01/clip_image035.jpg?w=1130)
Bảng tuyên truyền
![Nhấn vào ảnh để phóng to](file:///C:/Users/Admin/AppData/Local/Temp/msohtmlclip1/01/clip_image039.jpg?w=1130)
Họp phụ huynh đầu năm học Zalo nhóm lớp
2. Tính mới, tính sáng tạo.
Giải pháp chúng tôi đưa ra đã góp phần giúp giáo viên xây dựng được môi trường hoạt động phù hợp với trẻ ở lứa tuổi 24-36 tháng. Môi trường đó như người giáo viên thứ hai trong công tác tổ chức hướng dẫn trẻ nhằm thỏa mãn nhu cầu vui chơi và hoạt động của trẻ.
Đồng thời cũng giúp trẻ có nhiều cơ hội được vui chơi, học tập thỏa mãn nhu cầu phát triển về thể chất, nhận thức, mở rộng hiểu biết, kích thich trẻ hoạt động tích cực, sáng tạo.
Thông qua các giải pháp chúng tôi đã xây dựng được môi trường sạch sẽ, an toàn; môi trường giao tiếp cởi mở thân thiện giữa cô và trẻ. Nhờ vậy mà cô hiểu trẻ hơn, trẻ thích đến trường, đến lớp, thích tham gia các hoạt động cùng cô và các bạn.
Các giải pháp mà chúng tôi đưa ra còn góp phần giúp phụ huynh hiểu hơn tầm quan trọng của việc xây dựng môi trường hoạt động cho trẻ từ đó phụ huynh hết lòng ủng hộ, phối hợp cùng cô trong công tác xây dựng môi trường cũng như công tác chăm sóc giáo dục trẻ.
3. Phạm vi ảnh hưởng, khả năng áp dụng nhân rộng.
- Giải pháp dễ thực hiện, gần gũi phù hợp với cô và trẻ.
- Kích thích trẻ hứng thú, tận dụng mọi nguồn lực xung quanh.
- Có khả năng áp dụng nhân rộng tại các trường mầm non.
4. Hiệu quả, lợi ích thu được do áp dụng giải pháp.
a. Hiệu quả kinh tế:
- Không tốn kém, dễ làm, dễ sử dụng, gần gũi với trẻ.
b. Hiệu quả về mặt xã hội:
* Đối với trẻ:
- Trẻ yêu trường, yêu lớp, tích cực tham gia hoạt động cùng cô và các bạn.
- Trẻ có cơ hội được học tập, trải nghiệm, vui chơi trong môi trường phù hợp, thỏa mãn các nhu cầu của trẻ.
* Đối với giáo viên:
- Giáo viên được nâng cao nhận thức về việc xây dựng môi trường theo quan điểm lấy trẻ làm trung tâm.
- Có ký năng tạo môi trường hoạt động an toàn, thân thiện, đa dạng, phong phú, phù hợp với độ tuổi trẻ.
c. Giá trị làm lợi khác:
- Phát huy tính tích cực, chủ động của trẻ.
- Giúp cho phụ huynh hiểu hơn tầm quan trọng của việc xây dựng môi trường hoạt động cho trẻ từ đó phụ huynh hết lòng ủng hộ, phối hợp cùng cô trong công tác xây dựng môi trường cũng như công tác chăm sóc giáo dục trẻ.